Thực Phẩm Tươi Sống

Thực Phẩm Nông Sản

thông tin liên hệ
Mr. Lữ Cảnh
Giám Đốc
0838.39.39.69 - 0888.789.909

Thông Tin
LH. Đặt Hàng - 028.3553.26.93

Chia sẻ lên:
Bạc Hà Nấu Canh

Bạc Hà Nấu Canh

Nơi sản xuất:
Việt Nam
Giá sản phẩm:
Liên hệ
Giao hàng/ thời gian:
Toàn Quốc

Mô tả chi tiết

 Bạc Hà – Nguyên liệu cho món canh chua & là một vị thuốc dân gian. Thực Phẩm NAVI chuyên cung cấp nhiều loại rau, củ, trái cây tươi ngon, giá sỉ tốt nhất, luôn có nguồn hàng với số lượng lớn để phục vụ cho quý khách. Bạc Hà là tên gọi của một loại rau mà người miền Nam thường sử dụng để nấu canh chua.

Trong khi đó, người miền Bắc gọi Bạc Hà là dọc mùng và cùng rất được ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn. Dân gian còn tin dùng rễ của loại rau này như một vị thuốc, tuy nhiên, cần có một số điều đặc biệt lưu ý khi ăn rau Bạc Hà thì mới đảm bảo phát huy tối ưu được những lợi ích của nó. 

Một số đặc tính của cây Bạc Hà và giá trị làm thuốc của rễ Bạc Hà

Bạc Hà thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Alocasia odora – H.1 cùng các tên gọi khác nữa là Mùng thơm, Môn bạc hà. Tuy nhiên, cái tên Bạc Hà thường phổ biến nhất ở miền Nam, Lùng phổ biến ở miền Trung, còn người miền Bắc quen gọi là Dọc mùng. Loại cây này có rễ củ, thân thảo, lá lớn, cuống lá khá mập và có màu lục nhạc. Cây có thể được trồng hoặc mọc hoang ở rất nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S này và mọi người chủ yếu lấy cuống lá của cây để nấu canh.

Một số thành phần chủ yếu có trong Bạc Hà bao gồm:

  • Nước
  • Chất xơ
  • Bột đường
  • Cu, Fe, P, K
  • Vitamin B1, C, PP
  • Calo
  • Đường hữu cơ, axit hữu cơ
  • Cùng một số hợp chất khác như triglochin, beta-lectin…

bac-ha-6

Rễ của dọc mùng thường được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y. Mọi người sẽ lấy về phơi khô để làm thuốc. Thuốc có vị cay, đắng, có độc, tính bình, thường tác động vào tâm và phế. Các bài thuốc từ rễ dọc mùng thường dùng để trị ho, tức ngực, ứ đàm, ghẻ lở, u nổi cục ở bụng… Tác dụng trị ghẻ của bột rễ cây môn bạc hà đã được ghi nhận trong sách thuốc cổ. theo đó thì vị thuốc này để càng lâu năm thì sẽ càng có hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý là khi sử dụng vị thuốc này không được quá lạm dụng hay dùng quá liều vì nó có thể gây ra tình trạng ngộ độc thần kinh trung ương, sưng lưỡi hay tê lưỡi. Do đó, nếu muốn áp dụng các bài thuốc từ rễ môn bạc hà thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các thầy thuốc.

Một số cách sử dụng Bạc Hà mang đến các lợi ích sức khỏe cực tốt

  • Môn bạc hà đem đi phơi khô rồi sắc kỹ để lấy nước uống sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh sởi
  • Sắc dọc mùng kỹ và đặc lấy nước uống nóng mang đến tác dụng trong việc chữa đau họng, cảm, sốt
  • Dọc mùng nên đưa vào thực đơn một cách thật khoa học sẽ mang đến lợi ích hỗ trợ điều trị bệnh cho những ai bị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì…
  • Bạc Hà muối xổi là một món ăn rất được yêu thích từ loại rau này, có thể ăn kèm với thịt luộc, cá kho, các món xào hoặc bóp nước mắm ớt

bac-ha-3

Hướng dẫn cách chế biến 2 món ăn ngon, giàu dưỡng chất với Bạc Hà

Món Bún Bạc Hà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bạc Hà: 2 cây
  • Cà chua: 1 trái
  • Thăn heo: 100g
  • Nghêu: 10 con
  • Giá đỗ: 100g
  • Bún tươi: Nửa ký
  • Gia vị
  • Mắm ruốc
  • Nước me vắt
  • Chanh
  • Dầu mè
  • Rau răm
  • Tắc, ớt
  • Hành lá

bac-ha-5

Cách làm:

  • Xắt nhỏ hành lá và để riêng đầu hành
  • Nghêu lấy ruột bỏ vỏ
  • Xay nhuyễn hoặc bằm nhuyễn thịt heo rồi đem ướp với dầu mè, đường, hành lá, nước mắm, tiêu. Sau đó trộn đều lên và vo thành từng viên
  • Tước xơ Bạc Hà rồi xắt khúc
  • Thái rau răm, xắt múi cam cà chua
  • Phi thơm đầu hành trong chảo, đổ thêm nước vào nấu sôi lên rồi cho me vắt, cà chua, nghêu, dọc mùng và thịt heo vo viên vào
  • Tiếp tục nấu sôi rồi nêm nước mắm và đường
  • Cho giá đỗ vào, bún tươi cùng rau răm vào tô, sau đó múc nước lèo đã nấu vào, thêm chanh, ớt, mắm ruốc để món bún thêm đậm vị.

Món Canh chua mực + Bạc Hà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nhánh dọc mùng
  • 200g mực ống
  • 1/4 trái thơm
  • 4 trái đậu bắp
  • 50g giá đỗ
  • Gia vị
  • 1 vắt me + 1 trái cà chua
  • Ngò, ớt, tỏi

bac-ha-4

Cách làm:

  • Tước vỏ dọc mùng, xắt thành từng lát, bóp với chút muối rồi rửa sạch, để ráo nước 
  • Thơm xắt miếng, đậu bắp xắt lát xéo, cà chua xắt thành múi
  • Ngò, giá rửa sạch
  • Me đem ngâm với nước sôi rồi lọc qua rây để lấy phần thịt me, tỏi bằm nhuyễn, ớt thái thành từng lát nhỏ
  • Mực ống đem thái khoanh tròn
  • Phi thơm tỏi bằm rồi lấy một nửa tỏi đã phi vàng ra để riêng
  • Cho mực vào chảo xào, thêm chút nước mắm. Đến khi mực chín cũng múc ra để riêng
  • Nấu một nồi nước riêng, khi nước sôi thì cho đường, me, muối vào, nêm nếm vừa ăn
  • Tiếp theo cho các loại giá, cà chua, thơm, đậu bắp, Bạc Hà vào
  • Đợi rau chín thì cho mực đã xào vào nấu chung. Ở bước này nêm nếm lại nồi canh cho vừa ăn nữa nhé
  • Cuối cùng, múc canh ra tô, cho ngò, tỏi phi và ớt lên trên
  • Món canh này ăn chung với cơm nóng thì cực kỳ tuyệt hảo!

Những điều quan trọng cần phải lưu ý khi sơ chế & sử dụng Bạc Hà

Khi sơ chế Bạc Hà:

  • Phải rửa thật sạch cho hết bùn đất còn bám trên dọc mùng
  • Xơ phía bên ngoài cần được tước bỏ hết
  • Cắt bỏ phần cọng bên trong có màu xanh nhạt (phần bụng)
  • Xắt dọc mùng thành từng miếng vừa ăn rồi rắc muối hạt lên và trộn đều rồi để khoảng 15 phút
  • Để không bị ngứa khi ăn dọc mùng thì nên ngâm chúng trong nước muối được pha đậm và dùng nước lạnh xả lại nhiều lần

bac-ha-2

Khi ăn Bạc Hà:

  • Trẻ em, người già có hệ tiêu hóa kém hay những người đang mắc bệnh về đường tiêu hóa thì không nên ăn quá nhiều dọc mùng để tránh gây rối loạn tiêu hóa hoặc tắc ruột
  • Canh chua được nấu với dọc mùng sẽ làm tăng hàm lượng Axit uric trong máu nên người bị bệnh Gout không nên ăn món này
  • Sơ chế dọc mùng đúng cách để không gây dị ứng khi ăn

Xem thêm các sản phẩm liên quan
BaRô Hành
BaRô Hành
Mồng Tơ
Mồng Tơ
Rau Om
Rau Om
Đu Đủ Xanh
Đu Đủ Xanh
Củ Tỏi
Củ Tỏi
Rau Răm
Rau Răm
Nấm Bào Ngư Trắng
Nấm Bào Ngư Trắng
Nấm Rơm Đen
Nấm Rơm Đen
Nấm Kim Châm
Nấm Kim Châm
Rau Mầm
Rau Mầm
Bắp Cải Tím
Bắp Cải Tím
Bắp Cải
Bắp Cải
Bí Ngòi Vàng
Bí Ngòi Vàng
Cà Chua Đà Lạt
Cà Chua Đà Lạt
Cải bó xôi
Cải bó xôi
Đậu TIBo
Đậu TIBo
Hành Lá
Hành Lá
Khoai Tây Đà Lạt
Khoai Tây Đà Lạt
Măng Tây
Măng Tây
Rau Ngót
Rau Ngót
Bạc Hà Nấu Canh
Bạc Hà Nấu Canh
Bắp Mỹ
Bắp Mỹ
Củ Sắn
Củ Sắn
Củ Hành Tím
Củ Hành Tím
Xà Loách Son
Xà Loách Son
Rau Quế
Rau Quế
Rau Tía Tô
Rau Tía Tô
Bí Đỏ
Bí Đỏ
Rau Dấp Cá
Rau Dấp Cá
Chanh Đà Lạt
Chanh Đà Lạt
Đậu CoVe
Đậu CoVe
Rau Muống Hột
Rau Muống Hột
Bắp Cải Hình Tim
Bắp Cải Hình Tim
Bí Đỏ Hồ Lô
Bí Đỏ Hồ Lô
Bông Bí
Bông Bí
Cà Chua Bi
Cà Chua Bi
Cà Pháo
Cà Pháo
Cà Rốt Đà Lạt
Cà Rốt Đà Lạt
Xà Lách Corol
Xà Lách Corol
Bí Xanh
Bí Xanh
Bầu
Bầu
Chanh Không Hạt
Chanh Không Hạt
Xà Loách Lolo Xanh
Xà Loách Lolo Xanh
Cải Nhúng
Cải Nhúng
Cải Bẹ Xanh
Cải Bẹ Xanh
Cải Con
Cải Con
Cải Ngọt
Cải Ngọt
Cải Ngồng
Cải Ngồng
Cà Tím
Cà Tím
Cải Thảo
Cải Thảo
Đọt Nhãn Lồng
Đọt Nhãn Lồng
Rau Nhút
Rau Nhút
Rau Má
Rau Má
Cần Tây
Cần Tây
Cần Tàu
Cần Tàu
Rau Dền
Rau Dền
Khoai Mỡ Tím
Khoai Mỡ Tím
Củ Cải Trắng
Củ Cải Trắng
Đậu Bắp
Đậu Bắp
Dưa Leo
Dưa Leo
Khoai Mì
Khoai Mì
Hẹ Bông
Hẹ Bông
Ngò Rí
Ngò Rí
Ngò Gai
Ngò Gai
Khoai Lang
Khoai Lang
Hẹ Lá
Hẹ Lá
Cải Thìa
Cải Thìa
Khoai Môn Cao
Khoai Môn Cao
Củ Dền
Củ Dền
Củ Năng
Củ Năng
Khoai Từ
Khoai Từ
Rau Muống Nước
Rau Muống Nước
Củ Cải Đỏ
Củ Cải Đỏ
Đậu Đũa
Đậu Đũa
Đậu Rồng
Đậu Rồng
Giá Sống
Giá Sống
Hành Tây
Hành Tây
Khoai Sọ
Khoai Sọ
Khổ Qua
Khổ Qua